TCVN ISO 50001 – Tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng
Mục đích của tiêu chuẩn TCVN ISO 50001 là giúp các tổ chức thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để nâng cao hiệu quả năng lượng, gồm hiệu suất năng lượng, việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng.
Lợi ích của hệ thống quản lý năng lượng áp dụng theo ISO 50001
– Thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách nhằm sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn;
– Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu nhằm hướng tới chính sách sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả đã cam kết;
– Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác cần tuân thủ;
– Sử dụng các số liệu thu thập được để phân tích và đưa ra các quyết định liên quan tới tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp;
– Đo lường các kết quả, kiểm kê tiêu thụ năng lượng cho các hoạt động, bao gồm cả việc tiêu thụ năng lượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai;
– Xem xét tính hiệu lực và hiệu quả của chính sách đã cam kết;
– Cải tiến liên tục Hệ thống Quản lý Năng lượng.
Áp dụng Hệ thống Quản lý Năng lượng theo Tiêu chuẩn ISO 50001 giúp doanh nghiệp đánh giá mức tiêu thụ và sử dụng năng lượng hiện tại, tìm kiếm các giải pháp cải tiến nhằm sử dụng một cách tốt hơn các thiết bị sử dựng năng lượng hiện tại, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các máy móc, thiết bị do đó giảm mức năng lượng được sử dụng và giảm được chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Ngoài ra, thông qua việc thiết lập và áp dụng các thủ tục kiểm soát điều hành liên quan tới sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn năng lượng, ISO 50001 còn giúp doanh nghiệp tránh được các khoản tiền phạt theo các chế tài xử lý vi phạm trong việc sử dụng năng lượng. Bên cạnh đó, với mục đích sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả , ISO 50001 còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến quản lý năng lượng đối với các dự án giảm phát thải khí nhà kính.
Xem chi tiết tiêu chuẩn tại đây
Các bước thực hiện chính khi triển khai hệ thống quản lý năng lượng:
1.Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý năng lượng, xây dựng chính sách năng lượng.
2.Xem xét năng lượng.
3.Đào tạo nhận thức về hệ thống quản lý năng lượng, đánh giá nội bộ.
4.Xác định mục tiêu, chỉ tiêu về tiết kiệm năng lượng, lập kế hoạch hành động.
5.Xây dựng qui trình, văn bản, tích hợp với các hệ thống quản lý khác.
6.Áp dụng hệ thống văn bản vào thực tế.
7.Kiểm tra, đánh giá nội bộ, khắc phục sự không phù hợp.
8.Xem xét của lãnh đạo.